Phên tre – Vật liệu mới trong ngành xây dựng – kiến trúc

Hình ảnh cây tre gắn liền với đời sống người dân Việt từ bao đời. Ngày nay, giữ vô vàn những vật liệu nhân tạo thì tre – vật liệu mới đang dần được phổ biến nhằm mang đến sự mới mẻ cho không gian. Phên tre là một trong những sản phẩm từ cây tre, với những công dụng vượt trội trong ngành xây dựng – kiến trúc. Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về sản phẩm này qua bài viết sau đây!

Phên tre là gì?

Phên tre được làm từ những cây tre già, có vỏ xanh thẫm, bóng láng. Các nan tre với độ dày hơn 1mm, được đan lát với kiểu hình caro, bàn cờ để mang lại độ chắc chắn. Kích thước các miếng phên có thể biến đổi, dựa trên nhu cầu của khách hàng, có thể là 1m x 4m, 0,9m x4m,…

Đây là vật liệu đặc trưng trong công tác giá cố các công trình thủy lợi, đê, đập. Tuy nhiên, sản phẩm này không được bày bán rộng rãi. Trong công tác gia cố nền yếu, các miếng phên được sử dụng để nén chặt tầng mặt đất, tạo ra mặt phẳng cho công trình thi công thuận lợi.

Các tấm phên làm từ tre được duy trì, phát triển đến nay nhờ vào sự cố gắng không ngừng nghỉ của các nghệ nhân, các làng nghề truyền thống đan lát.

Các tấm phên làm từ cây tre thân thiện với môi trường
Các tấm phên làm từ cây tre thân thiện với môi trường

Quy trình tạo ra phên tre như thế nào?

Để tạo ra một tấm phên hoàn chỉnh, người nghệ nhân phải hội tụ đủ sự khéo léo cũng như tình kiên trì. Quá trình đan lát cực kỳ công phu, tỉ mỉ từ khâu chọn lọc cây tre đến khâu đan lát các nan tre đã sơ chế. Một người thợ một ngày chỉ đan được 2 -3 tấm phên nếu bao trọn gói. Tuy nhiên, với công nghệ máy móc phát triển hiện nay, năng suất đan lát được cải thiện rõ rệt.

Quy trình tạo ra phên tre gồm những bước như sau:

Bước 1: Chọn lựa những thân tre già, ưu tiên tre trên 2 năm tuổi, sau đó mang về xử lý.

Bước 2: Ngâm các cây tre trong lòng hồ bùn trong khoảng nửa tháng. Ngày nay có thể dùng phương pháp hấp tre để đẩy nhanh quá trình. Việc xử lý các cây tre này nhằm giúp cho những nan che được dẻo dai và tăng cường khả năng chống mối mọt.

Bước 3: Tiến hành chẻ tre thành những nan mỏng, đều nhau. Có thể dùng máy móc để những nan tre được đồng đều hơn, tiết kiệm thời gian chẻ và dễ dàng trong việc đan lát.

Bước 4: Đan lát các nan tre thành tấm. Ở công đoạn này, thợ đan sẽ dùng các nan tre đan caro bàn cờ lại với nhau, tạo thành những tấm nan hoàn chỉnh.

Quy trình tạo ra tấm phên cực kỳ công phu
Quy trình tạo ra tấm phên cực kỳ công phu

Ứng dụng của các tấm phên tre trong đời sống

Từ xa xưa đến nay, các tấm nan tre xuất hiện ở mọi khía cạnh cuộc sống của chúng ta. Một số ứng dụng có thể kể đến cả sản phẩm này như sau:

Trong lĩnh vực xây dựng

Như đã nói ở trên, trong lĩnh vực xây dựng, các tấm nan tre được sử dụng nhiều trong công tác gia cố nền móng, bờ kè. Tại các công trình cần làm chặt tầng đất mặt, phên nan tre đóng vai trò là tấm lót. Chúng liên kết, hỗ trợ lẫn nhau, cùng nhau gánh tải trọng phần trên của công trình.

Trong thủy lời, các tấm phên được sử dụng để tạo từng bao chống sạt lở, cùng với các cừ tràm, cừ dừa, rọ đá tạo nên một bờ ngăn vững chắc, phụ đỡ cho các bờ kênh, bờ sông có hiện tượng bị nước xâm thực. Việc sử dụng các tấm phên tre giúp tăng sức chịu tải, giảm bớt hệ số rỗng, mang đến một kết cấu vững chắc cho mọi công trình.

Trong lĩnh vực kiến trúc

Những tấm phên được đan lát kỹ lưỡng, tinh xảo được sử dụng để trang trí, mang lại sự độc đáo cho công trình của bạn. Với khả năng chịu nhiệt cao cùng sức bền dẻo dai, phên nan tre thường được sử dụng thiết kế hàng rào, trần nhà hay mái che nhằm tạo bầu không khí mát mẻ.

Nhiều công trình áp dụng các tấm phên từ tre để trang trí đang thu hút phần lớn khách hàng, có thể để đến các quán cafe sân vườn, resort, homestay,… Đây có thể sẽ trở thành xu hướng kiến trúc mới trong tương lai.

Phên tre dùng để phơi bánh tráng

Phên tre là vật dụng không thể thiếu trong ngành sản xuất bánh tráng. Từ cha xưa, cha ông ta đã sử dụng các tấm phên để phơi hàng trăm chiếc bánh tráng. Tấm nan tre được dụng qua nhiều năm mà không sợ hư hỏng hay mối một.

Khi nhắc đến các làng nghề bánh tráng, chúng ta không thể không công nhận sự đóng góp to lớn của các tấm phên. Hàng trăm năm trôi qua, công dụng của phên nan vẫn gắn liền với ngành nghề truyền thống này. Hình ảnh những chiếc bánh tráng được phơi trên những tấm phên có hình sọc caro không chỉ bắt mắt mà còn tôn vinh nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc Việt.

Tấm phên phơi bánh tráng - Nét đẹp văn hóa dân tộc
Tấm phên phơi bánh tráng – Nét đẹp văn hóa dân tộc

Lợi ích của việc sử dụng phên tre trong xây dựng kiến trúc

Phên tre  được xem như một loại vật liệu mới trong ngành xây dựng, kiến trúc bởi việc sở hữu những đặc tính vượt trội hơn so với các vật liệu nhân tạo. Những lợi ích từ việc sử dụng phên nan tre có thể nhắc đến như:

Khả năng khai thác

Tre được xem là nguyên liệu của tương lai nhờ khả năng khai thác vô hạn. Nói như vậy bởi, cây tre có thể thích ứng với nhiều loại thổ nhưỡng, khí hậu khác nhau, có thể sinh sôi nảy nở, phát triển rộng rãi ở khắp mọi nơi. Đặc biệt, tre có kỳ thu hoạch nhanh chóng nên có thể cung cấp nguồn nguyên liệu vô hạn cho người sử dụng.

Tre có kỳ thu hoạch ngắn, có thể trồng và sử dụng vô hạn
Tre có kỳ thu hoạch ngắn, có thể trồng và sử dụng vô hạn

Thân thiện với môi trường

Các tấm phên được sản xuất 100% từ cây tre cực kỳ thân thiện với môi trường. Hơn nữa quá trình xử lý, chống mối mọt hoàn toàn tự nhiên, không dựa vào các chất liệu hóa học nên khách hàng có thể tin tưởng sử dụng.

Chống nắng nóng hiệu quả

Khí hậu ngày càng trở nên khắc nghiệt, nhất là vào những ngày hè, thời tiết oi bức, khó chịu. Bê tông cốt thép là những vật liệu đặc tính hấp thụ nhiệt cao khiến cho không gian sống của bạn trở nên ngột ngạt, bí bách.

Với khả năng chống nắng nóng hiệu quả, các tấm phên từ tre sẽ trở thành vật liệu vô cùng hữu dụng trong các công trình xây dựng. Bạn có thể sử dụng tấm phên để làm vách ngăn hoặc lớp mái để hạn chế việc hấp thụ bức xạ nhiệt.

Mang lại nét độc đáo, lạ mắt cho không gian

Nhiều người cho rằng, các tấm phên hay sản phẩm từ tre hoàn toàn không phù hợp với những công trình kiến trúc hiện đại như chung cư cao tầng, trung tâm thương mại, các tòa cao ốc,…Điều này hoàn toàn vô căn cứ.

Thực tế chức minh, dưới bàn tay khéo léo của nhà thiết kế tài ba, các tấm phên được sử dụng một cách linh hoạt nhằm mang lại sự mới lạ, hút mắt cho không gian. Bạn có thể sử dụng phên tre như các vách ngăn giả trang trí, hay mái lợp độc đáo, thậm chí là thay thế bộ bàn ghế sofa bằng những sản phẩm từ tre trúc,…

Phên nan tre mang lại vẻ đẹp lạ mắt cho không gian
Phên nan tre mang lại vẻ đẹp lạ mắt cho không gian

Dẻo dai, bền bỉ, hiệu quả sử dụng cao

Các tấm phên được làm từ những cây tre được lựa chọn tỉ mỉ, đủ tuổi sau đó tiến hành ngâm trong nước bùn hoặc hấp trong một khoảng thời gian thích hợp nhằm tạo độ bền cao, tính dẻo dai và đàn hồi cho sản phẩm.

Phần cật tre được chẻ ra, dát mỏng sau đó đan lại xen kẽ với nhau tạo thành các họa tiết bàn cờ. Công đoạn đan phên nay đòi hỏi sự tỉ mỉ của các nghệ nhân để tạo ra những tấm phên đạt chất lượng, có độ cứng, đều và láng mịn của vỏ tre.

Các nan tre được đan với nhau một cách chặt chẽ, không một kẻ hở. Khi sử dụng làm mái che hay vách tường sẽ giúp che chắn nắng mưa gió một cách hiệu quả nhất.

Tiết kiệm chi phí tối đa

Giá một tấm phên tre hiện nay chỉ giao động khoảng mấy chục nghìn. Mức giá này tùy thuộc vào kích thước của sản phẩm. Đây là một mức giá tương đối rẻ nếu so sánh với những vật liệu nhân tạo trên thị trường. Sử dụng các tấm phên giúp bạn có thể tiết kiệm chi phí tối đa trong việc thi công xây dựng. Có thể nói, khó có thể tìm thấy loại vật liệu nào có nhiều tính ưu việt mà lại sở hữu mức giá dân dã như vậy.

Giá của các tấm phên từ tre tương đối rẻ, tiết kiệm tối đa chi chí trong việc thi công công trình
Giá của các tấm phên từ tre tương đối rẻ, tiết kiệm tối đa chi chí trong việc thi công công trình

Một số lưu ý khi thi công các tấm phên tre

Mặc dù có độ bền cao, tuy nhiên các tấm phên nan tre cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi các tác động của tự nhiên bào mòn. Vì vậy, trước khi đem vào sử dụng, chúng ta nên bảo quản các tấm phên nan tre ở những nơi khô ráo, thoáng đã, tránh những nơi ẩm thấp. Điều này giúp cho các tấm phên tránh được sự xâm nhập của mối mọt, đổ ẩm và ngăn ngừa việc bị giảm chất lượng.

Trong quá trình thi công gia cố bờ kè, cần phải gắn thật chặt các tấm phên vào cừ tràm, cừ dừa để tăng sự liên kết, chắc chắn cho toàn bộ cấu trúc. Tấm phên lẫn cừ tràm sẽ không bị gãy hay hư hỏng bởi sức nặng của toàn bộ công trình.

Đôi khi, chúng ta nên chèn rơm vò rối sau những tấm phên để tạo thành hàng rào ngăn chặn bùn cát. Việc này sẽ giúp giảm khả năng sạt lở đất, tăng độ chắc chắn cho cừ tràm là kéo tăng tuổi thọ của toàn bộ công trình.

Xưởng Tre Trúc – Địa chỉ cung cấp mành tre trúc

Xưởng Tre Trúc tự hào là đơn vị sản xuất phân phối Mành Tre Trúc với giá tận kho xưởng, đảm bảo các yêu cầu về chất lượng, số lượng không lo về giá. Xưởng Tre Trúc có nhiều mẫu mã, chủng loại, kích thước, sản phẩm được bảo hành lên đến 24 tháng ngoài trời, 1 đổi 1 trong 12 tháng với bất cứ lý do gì, mang đến sự hài lòng và chất lượng.

Thông tin liên hệ:

Các sản phẩm từ tre được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Một trong số đó phải kể đến các tấm phên tre. Sở hữu những đặc tính vượt trội so với các vật liệu nhân tạo, các tấm phên này đã và đang ngày càng được ưa chuộng trên thị trường. Hy vọng qua bài viết trên, quý khách sẽ có được những thông tin hữu ích mà mình cần.

3.4/5 - (22 bình chọn)
.
.
.
.