Cây Lộc vừng là cây trồng khá phổ biến hiện nay, cây cho hoa đẹp, màu đỏ chói lòa và đặc biệt rất sai hoa. Hiện nay đã có khá nhiều người trồng cây lộc vừng và uốn tạo thế nó thành một cây cảnh bonsai có giá trị kinh tế cao, trong khi đó, trước kia người ta chỉ thường trồng lộc vừng để lấy gỗ hay làm cây bóng mát. Cây được phân bố rộng rãi khắp cả nước ta, khắp các vùng miền. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn những thông tin chi tiết liên quan đến cây lộc vừng mời bạn tham khảo.
Cây lộc vừng là gì?
Lộc vừng, còn gọi là chiếc hay lộc mưng là một loài thuộc chi Lộc vừng, là loài cây bản địa của các vùng đất ẩm ven biển Nam Á và Bắc Úc, từ Afghanistan đến Philippin và Queensland. Tại Đông Nam Á, loài này phân bố ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan. Ở Việt Nam, cây mọc khắp nơi, từ Bắc vào Nam ra tới Côn Đảo.
Cây Lộc Vừng có ý nghĩa mang đến sự may mắn về tài lộc cho gia chủ. Do vậy, nhiều người sử dụng loại cây này để làm quà biếu tặng. Lộc vừng có hoa nhỏ màu đỏ rất mềm mại và thơ mộng. Với đặc tính này, Lộc Vừng được người xưa gắn liền với ngụ ý Lộc ứng, phát lộc như vừng (mè), dồi dào và có khả năng sinh sản vô định
Phân bố và thu hái lộc vừng
Cây có nhiều ở một số nước như Lào, Campuchia, Thái Lan, Ấn Độ, Xri Lanka, Malaixia, Myanma,… Ở nước ta, cây cũng được trồng hoặc mọc hoang khá phổ biến ở khắp nơi, ở các khu rừng thưa, bờ bãi, chỗ mát ở đồng bằng và trung du. Thường thấy mọc ven bờ ao, hồ nước ngọt và nước lạ.
Cây nở hoa vào tháng 7, quả vào tháng 9. Thân cây được thu hái quanh năm, thái phiến, phơi khô. Quả thì thường dùng tươi.
Đặc điểm cây lộc vừng
Cây lộc vừng thuộc loại cây thân gỗ, sống lâu năm, chiều cao khoảng 0,5-5m, lá thường xanh, nhiều cành nhánh, tán rộng.
Ở nước ta lộc vừng được phân ra loại lá dài, lá tròn hoặc phân theo màu hoa: hoa đỏ, hoa vàng, hoa trắng. Phổ biến nhất là loại lá dài, hoa đỏ nhưng loại lá tròn thì hoa sớm và bền hơn lá dài.
Lá lộc vừng khi còn non mới nhú có màu đỏ tía, màu của lộc non, khi lớn chuyển màu xanh mượt, đậm màu, mặt trên đậm hơn dưới .Lá lộc vừng hình bầu dục ,thuôn dài, nhọn dần về phía cuống, mép lá có răng cưa mềm mại, cuống ngắn, gân nổi rõ. Khi lá rụng để lại vết sẹo hình lưỡi liềm. Lộc vừng có những bông hoa nhỏ xinh kết thành chuỗi dài 6-20cm. Hoa lộc vừng có màu trắng, đỏ, vàng, khi nở hương hoa thoang thoảng với hình dáng mềm mại, thướt tha, tạo vẻ đẹp quyến rũ, nổi bật cho cây. Quả lộc vừng màu nâu, hình cầu, vỏ ngoài cứng, ít hạt và chìm trong thịt. Hoa lộc vừng thường rộ vào tháng 3, kéo dài đến tháng 8.
Cây lộc vừng nằm trong những loại cây cảnh quý “ sanh, sung, tùng, lộc” trong đó thì lộc chính là lộc vừng chúng có nhiều đặc điểm hấp dẫn lòng người.
Cây rất dễ trồng, dễ chăm sóc, người ta có thể nhân giống cây này bằng cách gieo hạt hoặc giâm cành hay chiết cành để cây mọc nhanh và phát triển nhanh hơn.
Là cây thân gỗ, thân cây có hình dáng xù xì, vỏ cây có màu xám, lá cây màu xanh mượt mà, thuôn hai đầu với mép lá có hình răng cưa.
Hoa của cây lộc vừng có màu đỏ hoặc hồng, dài thõng xuống đất, hoa tươi lâu, có mùi thơm quyến rũ, khi cả cây nở rực hoa trông dáng vẻ thướt tha, mềm mại nhất.
Cây lộc vừng cảnh có nhiều dáng vẻ khác nhau sau khi được uốn nắn và hạn chế về chiều cao của cây. Chúng được trồng trong chậu, thường đặt trước cửa nhà, sân nhà….
Ý nghĩa cây lộc vừng
Cây lộc vừng có nhiều ý nghĩa khác nhau, chúng được rất nhiều người ưa thích, luôn là cây được lựa chọn nhiều để trồng trong nhà. Với ý nghĩa mà chúng mang lại cho gia chủ sẽ giúp ích rất nhiều trong đời sống của chúng ta.
Ý nghĩa cây lộc vừng đem lại sự may mắn tài lộc về cho gia chủ, nên chúng thường được sử dụng thành những món quà để biếu tặng cho nhau.
Hoa của cây có màu đỏ tượng trưng cho chuyện vui trong nhà, khi hoa nở thì báo hiệu sắp cho chuyện hỉ diễn ra trong nhà.
Ngoài ra ý nghĩa cây lộc vừng tượng trưng cho sự bình dị, phát triển kinh tế, phát tài phát lộc cho chủ sở hữu.
Khi trồng loại cây này trong nhà sẽ làm cho ta cảm gia bình yên, thu hút được tiền tài danh vọng, luôn đem sự an toàn được chú trọng hàng đầu.
Theo như ông cha ta ngay xưa khi phân tích ý nghĩa cây lộc vừng thì với lộc trong từ “phát lộc”, vừng có nghĩa là nhỏ nhặt nhưng nhiều, hoa cây có màu đỏ mang nghĩa thịnh vượng. Chính những điều này đưa đến nhiều ý nghĩa khác nhau cho cây lộc.
Trong phong thủy, được phỏng theo câu chuyện Alibaba và 40 tên cướp với câu thần chú kì diệu là “ vừng ơi mở cửa” lúc này đây một kho tàng kho báu hiện ra trước mắt Alibaba. Cũng vì câu chuyện này cây lộc vừng mang ý nghĩa thu hút tiền tài, năng lượng về cho gia đình mình.
Nằm trong bộ tứ quý Sanh – Sung – Tùng – Lộc, cây lộc vừng đẹp từ thân cành, dáng thế đến sắc hoa. Lộc vừng còn mang ý nghĩa sung túc, may mắn, bình an, thịnh vượng. Ngay từ cái tên Lộc mang nghĩa tài lộc, vừng nhỏ nhưng nhiều, tượng trưng cho sự đoàn tụ, sum xuê.
Thành phần hóa học của cây lộc vừng
Hạt lộc vừng có chứa tamin, gồm nhựa và 2 saponin, một chất độc là glucoside – saponin có tên là barringtonin.
Theo đông y, lộc vừng có vị ngọt, tính bình, dùng cho ác trường hợp suy nhược cơ thể, tóc bạc sớm. Rễ cây có vin đắng, có tính hạ nhiệt. Hạt thơm.
Tác dụng của cây lộc vừng
Chữa chàm
Lấy quả lộc vừng xanh, ép lấy nước và bôi lên vết chàm
Chữa đau răng
Dùng quả lộc vừng xanh giã nát và ngâm với rượu, ngâm trong 1 tháng. Sau đó lấy nước ngậm hàng ngày để chữa đau nhức răng.
Trị tiêu chảy và sốt
Lấy vỏ thân lộc vừng cạo bỏ lớp vỏ bên ngoài, rửa sạch, thái phiến, đem phơi hoặc sấy khô. Mỗi lần dùng 6-16g vỏ sắc với 400ml nước cho đến khi còn 100ml, chia uống 2 lần trong ngày.
Chữa trĩ
Lấy 1 nắm lá lộc vừng rửa sạch, ngâm qua nước muối, vớt ra để ráo. Vào buổi tối trước khi đi ngủ, lấy lá lộc vừng nhai nuốt nước, và dùng bã đắp vào hậu môn. Sau đó, dùng băng gạc băng lại, giữ trong 15 phút rồi tháo ra và rửa sạch lại bằng nước. Làm liên tục trong 7-10 ngày.
Giải nhiệt, hạ sốt
Lấy rễ lộc vừng, rửa sạch, phơi khô hoặc dùng tươi để sắc lấy nước uống vừa có tác dụng giải nhiệt vừa kích thích tiêu hóa, long đờm, chữa ho.
Chữa cảm lạnh và đi tả
Dùng hạt lộc vừng giã nhuyễn lấy nước kết hợp với nước ép gừng để uống.
Chữa lỵ
Lấy lá lộc vừng, rửa sạch, ngâm nước muối, rồi ép lấy nước uống.
Làm rau ăn
Lá non lộc vừng thướng được hái về làm rau ăn sống hoặc nấu canh.
Tác dụng dùng trong Tây y
Cây lộc vừng có khả năng chống viêm nên được chế thành thuốc dưới dạng tân dược. Chiết xuất của hạt lộc vừng có tác dụng chống ung thư. Chiết xuất trong vỏ và hạt có tác dụng kháng nấm và giảm đau.
Cây lộc vừng có tán rộng, cho hoa đẹp nên thường được trồng làm cây cảnh quan sân vườn, cây bóng mát, khu đô thị, bệnh viện, trường học, công viên…dùng như một loại rau đặc sản để nấu canh chua và ăn sống. Tuy nhiên trong lá lộc vừng có chứa chất Saponins rất độc nên người Châu Âu sợ loại lá này. Vì thế cần thận trọng khi sử dụng.
Cây lộc vừng với tán lá dầy và rộng có tác dụng điều hòa không khí rất tốt.
Theo kinh nghiệm dân gian, quả lộc vừng được đâm nát dùng làm bả độc diệt cá khiến cá dễ bắt.
Các bộ phận của cây lộc vừng thường dùng làm thuốc chữa bệnh:
- Rễ lộc vừng có vị đắng, thơm, mát, để bào chế các loại thảo dược để trị sởi.
- Quả lộc vừng trị hen suyễn và ho. Quả xanh để ép nước, bôi vào vết chàm, ngâm rượu chữa nhức răng.
- Hạt lộc vừng được giã nhuyễn, trộn với dầu và bột, để trị tiêu chảy, các bệnh mắt, trị đau bụng…
- Vỏ lộc vừng chứa nhiều tannin – như các loại trà để chữa đau bụng, tiêu chảy từng cơn.
Trong Tây Y, các hoạt chất từ quả và rễ cây lộc vừng có tác dụng: sản xuất thuốc kháng sinh, chống viêm loét dạ dày, hành tá tràng, ung thư dạ dày, giảm đau, kháng nấm.
Cách trồng và chăm sóc cây lộc vừng
Cây lộc vừng thuộc loại cây thân gỗ, khỏe mạnh, phát triển nhanh, dễ trồng và chăm sóc. Tuy nhiên khi trồng lộc vừng chúng ta cần chú ý một số điểm sau:
Ánh sáng: cây hoa lộc vừng ưa sáng, nắng, thoáng đãng.
Nhiệt độ: Lộc vừng ưa ấm, tuy nhiên cây cũng chịu được biên độ nhiệt lớn, cây chịu nóng và lạnh tốt.
Độ ẩm: Lộc vừng ưa ẩm trung bình.
Đất trồng: Khi trồng lộc vừng cần trộn thêm trấu, xơ dừa,xỉ than, phân chuồng để đất giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt.
Tưới nước: Bộ rễ lộc vừng nhạy cảm với với độ ẩm đất nên muốn rễ mọc ở điểm nào thì bó mùn, giữ ẩm thì 2-3 tháng sau rễ cây sẽ mọc ra. Nhu cầu nước của lộc vừng cũng không cao nên khi trồng nên tưới nước vừa phải.
Bón phân: Nên bổ sung phân lân định kỳ cho cây. Nếu trồng chậu thì thay đất 2-3 năm/lần để tăng cường dinh dưỡng cho cây ra hoa đúng mùa. Bón thúc khi cây chớm nụ, tăng cường phân cho hoa để bông dài, bền, đậu quả làm tăng vẻ đẹp cho cây.
Chú ý cắt tỉa lộc vừng thường xuyên để cây có dáng đẹp và làm cho các cành dăm không có cùng độ tuổi nên hoa nở rải rác từ mùa xuân đến thu. Khi nụ lộc vừng có chuỗi hoa dài khoảng 2cm thì lấy móng tay bỏ một số nụ hoa đi, cành dăm này sau 1,5-2 tháng lại có hoa.
Nhân giống lộc vừng bằng gieo hạt, chiết cành.
Kỹ thuật làm cho Lộc vừng nở hoa theo ý muốn
Để áp dụng cách này thì trước khi cây trổ hoa 1 – 1,5 tháng cần bón thúc bằng phân NPK vi sinh ngâm với nước tiểu pha loãng thành nồng độ 7 – 10% tưới 1 lần/tuần, để cây hứng sáng nhiều hơn. Phải làm cho lộc vừng trút bỏ toàn bộ hết lá già trong thời gian ngắn nhất rồi sau đó tưới cho cây lượng phân kali hoặc natri hơi đậm.
Sau 4 ngày toàn bộ lá xanh trên cây sẽ chuyển thành lá vàng và sau 3 ngày tiếp theo cây sẽ rụng hết lá. Sau khi thấy cây rụng hết lá, hàng ngày ta tiếp tục tưới nước vo gạo để bồi dưỡng và kích thích cây phát triển lá mới. Khoảng một tháng mầm lá và mầm hoa sẽ chuẩn bị đâm ra. Khi hoa tàn, ta lại tiếp tục làm theo trình tự trên, thì lộc vừng lại tiếp tục nở hoa.
Trên đây là những thông tin liên quan đến cây lộc vừng và cách chăm sóc cây lộc vừng do Xưởng Tre Trúc đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hơn về cây lộc vừng và đừng quên theo dõi bài viết của chúng tôi để cập nhật những tin tức mới nhất nhé!