Cót tre và cót ép là những sản phẩm trang trí được làm hoàn toàn từ thiên nhiên. Chúng thường được sử dụng trong trang trí, ốp tường, gian hàng hội chợ,…Đây là sản phẩm được rất nhiều du khách ưa chuộng. Để hiểu hơn về sản phẩm này mời bạn đón xem những phần chia sẻ tiếp theo ngay sau đây nhé.
Nội dung bài viết
Tìm hiểu chung về cót tre
Cót tre là gì?
Cót tre là sản phẩm trang trí được làm từ những vật liệu truyền thống. Để làm nên những tấm cót tre bắt mắt, yêu cầu người làm phải thật khéo léo và cẩn thận ở từng công đoạn. Tre để làm cốt được tuyển chọn rất kỹ lưỡng, tre phải trên 3 năm tuổi và phải đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng.

Sau khi đã tuyển chọn được những cây tre chất lượng, người ta tiến hành xẻ thành từng nan nhỏ. Tiếp theo, phần nan được gọt sơ qua và đem phơi khô. Cuối cùng đem đan thành từng tấm có kích thước lớn nhỏ khác nhau tùy theo nhu cầu của thị trường.
>>> Xem thêm: So sánh Cót Ép tự nhiên với Cót Ép nhân tạo
Có những loại cốt tre nào?
Hiện nay, cót tre có nhiều loại khác nhau tùy vào nhu cầu và mục đích sử dụng mà người ta có thể lựa chọn những sản phẩm phù hợp. Một số loại cốt tre có thể kể tới như:

- Cót mộc là những loại cót chưa trải qua quá trình xử lý công nghiệp hay bất kỳ một bước xử lý nào khác. Cót mộc có hai loại chính:
- Cót ruột: Là những loại cốt được làm từ phần ruột trong và phần bánh tẻ của thân cây tre.
- Cót cật: Được làm từ phần cứng, phần ngoài cùng của thân cây tre. Do lớp vỏ cứng nên cót cật có độ cứng cáp, chắc chắn và dẻo dai hơn phần cót ruột.
Thông thường, cót cật và cót ruột dùng làm sàn đổ bê tông, dùng trong các gian hàng hội chợ, làm nguyên liệu sản xuất cót ép.
- Cót phủ UP được làm từ những tấm cót mộc đã qua xử lý chống mọt bằng cách phủ trên bề mặt cót mộc một lớp PU. Lớp PU này giúp cho các nan có độ liên kết chặt chẽ với nhau hơn và giúp chống chọi với mọi tác động của môi trường.
Do được làm kỹ lưỡng hơn cót ruột nên cót phủ PU có chức năng tốt hơn cót mộc. Vì thế nên giá thành của cot PU cũng cao hơn cót mộc.
>>> Xem thêm: So sánh Trần Cót Ép Tre vs Trần Thạch Cao
Giới thiệu tổng quát về cót ép
Bạn đã biết được những gì từ cốt ép, cốt tre, hãy đón đọc những chia sẻ ngay bên dưới nhé.
Cót ép là gì
Cót ép loại loại cót được làm bằng máy công nghiệp, mỗi tấm cót có độ dày 2 – 5 mm. Nguyên liệu làm cót ép là những tấm cót ruột được chọn lựa những tấm tốt nhất và đan theo quy trình riêng để xuất khẩu.
Những loại cót ép sau khi làm xong đều được xử lý kỹ lưỡng và đem xuất khẩu qua các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ cùng một số quốc gia khác. Do đó, yêu cầu về độ thẩm mỹ luôn được chú trọng và đầu tư kỹ lưỡng để có thể đạt nhiều tiêu chí an toàn khó được những quốc gia đó đưa ra.
Có những loại cót ép nào
Cót ép tre được ép bằng máy móc với một loại keo chuyên dụng ở nhiệt độ cao. Nhờ đó, loại cot này có độ cứng và bền hơn nhiều so với những tấm cót mộc thông thường. Loại cót ép tre thường được chia thành 2 dạng cơ bản như sau:
- Cót ép xuất khẩu: Đây là loại cót ép thường có yêu cầu cao về mặt kỹ thuật và độ thẩm mỹ cao, các nan phải đều và liền mạch với nhau. Cót ép xuất khẩu thường là những loại 1 hoặc 2 lớp dày tầm 1-3mm. Cót ép thường dùng trong ốp trần, trang trí phòng hay làm cổng trại.
- Cót ép xây dựng: Thường được ép bằng 2 tấm cót mộc có độ dày từ 2-3mm và được ép với keo bằng máy móc. Cót ép xây dựng có độ thẩm mỹ không cao bằng cót ép xuất khẩu nên thường hay sử dụng trong xây dựng.

Những loại kích thước hay dùng của cốt tre
Để đáp ứng được các nhu cầu thị trường khác nhau, cót ép thường được làm từ nhiều loại khác nhau. Một số loại thông dụng và hay được sử dụng nhất như:
- Cót mộc, có kích thước thông dụng thường là 0.65×1.7m, 0.9x2m, phù hợp với những kích thước thường được sử dụng hằng ngày.
- Cót ép xây dựng, kích thước thông dụng là 0.65cmx1.7m, 0.75x2m.
- Cuối cùng là cót ép xuất khẩu có kích thước chuẩn nhất là 1.22mx2.44m.

Cót tre, cót ép thường được ứng dụng nhiều trong các công trình xây dựng như spa, nhà hàng,…Thường dùng làm áp trần hoặc áp tường để tạo sự thân thiện, gần gũi cho không gian xung quanh. Dưới đây một số chia sẻ chi tiết về cách thi công ốp trần, bạn hãy dành ít phút đón đọc ngay nhé.
Hướng dẫn chi tiết về cách thi công trần cót ép
Quy trình hướng dẫn thi công như sau:
- Đầu tiên, bạn phải tính toán kỹ lưỡng số lượng cót tre cần sử dụng. Để tránh trường hợp bị lãng phí hoặc thiếu hụt làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công. Chọn mua những cót tre có độ bền cao, dẻo dai và các nan phải đều nhau.
- Sau đó, cần chuẩn bị một số dụng cụ cần thiết như: Đinh các loại, súng để bắn đinh, máy khoan tường, máy cắt,…
- Sau khi đã chuẩn bị đủ số lượng cốt tre cần dùng và những dụng cụ cần thiết rồi thì tiến hành lắp ốp trần. Quy trình thi công trần ốp cốt tre được tiến hành theo 4 bước sau:
- Bước 1: Tạo khung xương cho tấm ốp trần tương tự như trần thạch cao. Khung xương có nhiệm vụ chịu lực làm bệ đỡ cho các tấm ốp. Khung xương thường sử dụng sắt, nẹp gỗ hay tre đều được.
- Bước 2: Cố định tấm cốt bằng đinh. Sau khi đã tạo xong khung xương, bạn tiến hành cố định các tấm áp lên đó. Để cố định được các tấp áp lên trần thì buộc phải có súng bắn đinh và đinh.
- Bước 3: Sử dụng các nẹp bằng tre, trúc hoặc gỗ để nẹp chỉ. Đây là bước quan trọng để làm cho trần được bền và tăng tính thẩm mỹ.
- Bước 4: Sau khi đã hoàn tất xong, bạn nên phủ một lớp PU hoặc cũng có thể là một lớp sơn lên các miếng cót ép phía trên trần. Điều này sẽ giúp làm tăng độ bền cho trần và giữ màu cho tre được lâu hơn.
Tổng kết
Cót ép thường được ứng dụng trong nhiều công trình khác nhau như nhà hàng, spa, khu nghỉ dưỡng,…Ở trên hướng dẫn thi công chi tiết về ốp trần cót ép. Xưởng Tre Trúc hy vọng những chia sẻ ở trên đã giúp bạn có thêm kiến thức mới về cót ép, cót tre cũng như cách thi công chúng.